Đánh giá kết quả chiến tranh Chiến_tranh_Nga-Nhật

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Trên chiến trường, hầu hết trong các chiến dịch, Nhật đều giành thắng lợi. Một số chiến dịch khác là bất phân thắng bại. Tuy nhiên, cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề về người, trong đó Nhật bản bị thiệt hại về người nặng hơn.

Nga

Thất bại của đế quốc Nga là một cú sốc từ phương Tây cho đến vùng Viễn Đông, rằng một nước châu Á đã đánh bại một cường quốc châu Âu trong một trận chiến lớn.

Nga đã mất 2 trong số 3 hạm đội của mình. Chỉ còn lại Hạm đội Biển Đen, và vì một hiệp ước trước đó không cho hạm đội này rời khỏi biển Đen. Jakob Meckel, một cố vấn quân sự Đức cử đến Nhật Bản, có sức ảnh hưởng ghê gớm đối với sự phát triển về huấn luyện, chiến lược, chiến thuật và tổ chức của quân đội Nhật. Những cải cách của ông được minh chứng bằng chiến thắng áp đảo với Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894–1895. Tuy vậy, việc ông quá dựa vào sử dụng bộ binh trong các chiến dịch tấn công cũng dẫn đến thương vong lớn cho quân Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật. Người Nhật luôn trong thế công suốt cuộc chiến, và sử dụng chiến thuật khối đông bộ binh (biển người) với các vị trí phòng ngự[cần dẫn nguồn]. Các trận đánh trong chiến tranh Nga-Nhật là điềm bảo trước cho chiến tranh hầm hào trong suốt Chiến tranh thế giới I, trong đó súng máy và pháo binh đã gây thiệt hại lớn cho quân lính Nhật[cần dẫn nguồn].

Tình trạng kiệt quệ về quân sự và kinh tế ảnh hưởng đến cả hai quốc gia. Sự bất mãn trong dân chúng Nga sau chiến tranh tiếp thêm năng lượng cho cuộc Cách mạng Nga 1905, một sự kiện mà Sa hoàng Nikolai II đã hy vọng tránh được hoàn toàn bằng cách giữ thế đàm phán không khoan nhượng trước khi tới bàn thương lượng. 10 năm sau đó, sự bất mãn bùng nổ thành cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Ở Ba Lan, phần lãnh thổ mà Nga được chia cuối thế kỷ 18, và ở nơi sự thống trị của Nga đã gây ra hai cuộc khởi nghĩa lớn, dân chúng bất trị đến nỗi một quân đội lên tới 250.000-300.000 - lớn hơn cả đội quân đã đối mặt với người Nhật – phải trú đóng tại đây để ổn định tình hình.[17] Đáng chú ý là một vài nhà chính trị Ba Lan hàng đầu của phong trào khởi nghĩa, như Józef Piłsudski), đã gửi đại sứ đến Nhật để hợp tác trong việc phá hoại và thu thập tin tức tình báo trong Đế quốc Nga và thậm chí cả một kế hoạch của Nhật trợ giúp cho cuộc khởi nghĩa.[18] Nước Nga đã bước vào thế kỷ 20 với cuộc chiến tranh này, qua đó sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ Sa hoàng một lần nữa được thể hiện.[19]

Nhật Bản

Mặc dù chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Nhật Bản, vẫn có một hố sâu đáng chú ý giữa quan điểm của công chúng Nhật về những điều khoản hòa bình rất hạn chế được đàm phán khi kết thúc chiến tranh.[20] Sự bất mãn lan rộng trong dân chúng khi thông báo về các điều khoản của hiệp ước. Có hai yêu sách rõ ràng, cần phải có ở một chiến thắng đáng giá như thế, lại đặc biệt thiếu: chiếm thêm lãnh thổ và bồi thường chiến phí cho Nhật Bản. Hiệp định hòa bình dẫn đến cảm giác ngờ vực, vì người Nhật đã dự định giữ lại toàn bộ đảo Sakhalin, nhưng họ buộc phải trả lại một nửa dưới sức ép của Mỹ.

Trong nước, Nhật Bản đã phải huy động rất nhiều tiền của cho chiến tranh. Kinh phí chiến tranh đối với Nhật lên tới 1 tỷ 716,44 triệu Yên, trong đó hơn 700 triệu là đi vay của nước ngoài (chủ yếu là Hoa Kỳ và Anh), phần còn lại huy động trong nước bằng cách tăng thuế, bán trái phiếu, quyên góp... Ngoài ra, để chi viện cho quân đội ngoài tiền tuyến, quốc dân từ hậu phương cũng phải gửi vật tư ủng hộ. Ở nông thôn thì có những gia đình mà con em ra trận nên không còn người lao động để duy trì sinh kế, cả làng xã phải quyên góp giúp đỡ.

Để chuẩn bị cho cuộc chiến, dân Nhật Bản đã nhịn nhục suốt 10 năm "nằm gai nếm mật", họ chịu đủ các đợt tăng thuế, thậm chí vắt kiệt tài sản để mua quốc trái, rồi tiền tiết kiệm dân chúng gửi ở nhà băng cũng bị chính phủ đem ra để cung ứng cho chiến phí. Hơn nữa, chính phủ và giới truyền thông Nhật Bản cũng đã quá khoa trương về chiến thắng của quân đội, khiến người dân Nhật tưởng rằng quân đội của họ thắng lợi rất nhanh và dễ dàng (dù thực ra quân Nhật bị tổn thất rất nặng). Khi nghe tin chiến thắng, dân chúng Nhật Bản cực kỳ vui sướng, họ tưởng rằng cũng như Chiến tranh Nhật - Thanh, lần này Nhật sẽ thu về món món tiền bồi thường chiến phí khổng lồ để bù đắp cho 10 năm gian khổ đã qua. Nhưng rốt cục, sau khi Hòa ước được ký, Nhật Bản không thu được một khoản bồi thường chiến phí nào, về lãnh thổ thì chỉ chiếm thêm được một số vùng nhỏ, trong khi họ đã chi tiêu một khoản ngân sách cực lớn cho chiến tranh, chưa kể hơn 250.000 thanh niên Nhật Bản đã thương vong trong cuộc chiến. Từ vui sướng chuyển sang thất vọng, dân chúng Nhật Bản cho rằng kết quả không tương xứng với sự hy sinh của mình. Trong tâm trạng căm phẫn, nhiều người dân Nhật cho rằng máu xương của binh sỹ và sự đóng góp của nhân dân đã bị nội các Nhật Bản bán rẻ.

Bạo loạn bùng nổ ở các thành phố chính của Nhật Bản để phản đối. Cuộc biểu tình ở công viên Hibiya, trung tâm Tokyo đã biến thành một cuộc bạo động lớn. Dân chúng kéo tới đập phá dinh thự của Tổng trưởng Nội vụ, các trạm cảnh sát và những tòa báo thân chính quyền. Chính phủ Nhật phải thiết lập lệnh giới nghiêm và điều quân đội đến giữ trật tự. Biến cố này đã kéo dài suốt một tháng, không những chỉ ở Tokyo mà còn tiếp tục lan ra khắp nước.

Các nhà sử học Nhật Bản coi cuộc chiến này là một bước ngoặt với nước Nhật, và chìa khóa để hiểu được lý do tại sao nước Nhật lại thất bại về chính trị và quân sự sau này. Mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đều cảm thấy cay đắng và đồng lòng cho rằng đất nước của họ đã bị đối xử như một quốc gia bại trận trên bàn đàm phán. Khi thời gian qua đi, cảm giác này, cùng với sự kiêu ngạo khi trở thành một cường quốc[cần dẫn nguồn], tăng dần và thêm vào sự thù địch ngày càng tăng với phương Tây và tiếp sức cho chủ nghĩa quân phiệt và tham vọng đế quốc của người Nhật, mà đỉnh cao là cuộc xâm lược Đông, Đông Nam, và Nam châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai để cố gắng tạo ra một đại đế quốc trên danh nghĩa tạo ra Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Chỉ 5 năm sau chiến tranh, Nhật Bản chính thức sáp nhập Triều Tiên vào nước mình, và xâm lược Mãn Châu trong Sự kiện Phụng Thiên 21 năm sau đó vào năm 1931. Kết quả là, phần lớn các sử gia Trung Quốc coi cuộc chiến này là chìa khóa phát triển của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Ý nghĩa đối với phong trào chống Đế quốc Thực dân ở châu Á

Chiến thắng vẻ vang của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh với Nga (1904-1905) dẫn đến hoà ước Postsmouth, đem lại cho Nhật Bản Hải cảng Lữ Thuận, phía nam Sakhaline và con đường xe lửa phía nam Mãn Châu. Sự kiện trên khiến các nước châu Âu giật mình vì một châu Á đang trỗi dậy, nó còn đem lại niềm khích lệ lớn cho giới sĩ phu yêu nước Việt Nam là theo gương tự cường của nước Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp. Người châu Á coi thắng lợi này là một điển mẫu cho những gì mà dân tộc họ có thể làm được.[21]

Được xem là đòn giáng đầu tiên vào chủ nghĩa thực dân phương Tây, thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh với Nga đã đập tan cái huyền thoại về sự bất bại của người da trắng.[21] Theo học giả Nguyễn Hiến Lê thì sự kiện này đã hồi sinh cho cả châu Á. Đối với phương Đông thì nó còn quan trọng hơn cả Cách mạng Pháp đối với phương Tây nữa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nga-Nhật http://www.csmonitor.com/2005/1230/p04s01-woap.htm... http://books.google.com/books?id=9J9Dt6EQHs8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=Jr8CAAAAYAAJ&dq=%... http://books.google.com/books?vid=ISBN1873410867&i... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=990... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9C0... http://rus-sky.com/history/library/w/w01.htm http://rusnavy.com/history/hrn10-e.htm http://www.russojapanesewar.com/ http://www.upi.com/NewsTrack/Top_News/2006/06/16/m...